Các bước trồng răng sứ là thông tin bạn cần tìm hiểu trước khi áp dụng phương pháp này. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thời gian, cũng như là cơ sở cần thiết để bạn biết được nha khoa mình chọn có đang thực hiện đúng quy trình hay không.

Bất kỳ một phương pháp phục hình thẩm mỹ nào trong nha khoa cũng được tiến hành theo một quy trình riêng biệt. Trồng răng sứ cũng vậy. Vốn là một kỹ thuật quen thuộc, được nhiều người áp dụng khi răng bị hư hỏng hay mất đi, nhưng các bước trồng răng sứ lại là điều còn khá mơ hồ với mọi người. Chính vì thế, bài viết sau sẽ đem tới cho bạn những thông tin cụ thể và hữu ích về vấn đề quan trọng này.

1. Các bước trồng răng sứ trong một quy trình đạt chuẩn

Hiện nay có hai hình thức trồng răng sứ chủ yếu là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Và cụ thể, các bước tiến hành của từng hình thức được diễn ra như sau:

2. Trồng răng bằng cầu răng sứ

+ Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quan tình trạng răng miệng của bệnh nhân, đảm bảo bệnh nhân có đủ điều kiện để làm cầu răng sứ. Đồng thời, bác sĩ cũng lên kế hoạch điều trị, cung cấp thông tin và thảo luận với bệnh nhân về những vấn đề cần thiết để thống nhất đưa ra quyết định cuối cùng.

+ Bước 2: Bệnh nhân được vệ sinh răng miệng, gây tê trước khi mài nhỏ răng thật. Đối với hình thức cầu răng sứ, răng thật phải được mài bớt cùi mới có thể lắp cầu răng sứ lên trên. Sau khi mài, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo răng sứ đúng chuẩn so với khớp cắn.


+ Bước 3: Thời gian chế tạo răng sứ có thể kéo dài đến 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được đeo răng giả để những sinh hoạt không bị ảnh hưởng. Đến lịch hẹn, bạn chỉ cần đến nha khoa để bác sĩ thử răng sứ, thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu có và tiến hành gắn răng sứ một cách cố định. Như vậy, một ca trồng răng bằng cầu răng sứ đã được hoàn thành.

3. Trồng răng bằng cấy ghép Implant

+ Bước 1: Tương tự như hình thức trồng răng bằng cầu răng sứ, bạn cũng cần đến nha khoa để được thăm khám tổng quát. Ở bước này, thông thường bác sĩ sẽ chụp CT 3D để có được những thông tin chính xác về tình trạng răng miệng của bạn. Mọi chi tiết về kế hoạch điều trị cũng được tư vấn rõ ràng để bạn hiểu và chuẩn bị các điều kiện về tâm lý và thời gian.

+ Bước 2: Nếu răng bạn đã mất từ lâu hoặc xương hàm quá yếu, bạn sẽ phải thực hiện thêm một số kỹ thuật bổ trợ. Chẳng hạn như kỹ thuật ghép xương hoặc nâng xoang. Còn đối với trường hợp bạn đã đủ điều kiện cấy ghép Implant, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành cấy trụ Implant vào xương hàm sau khi đã gây tê. Công đoạn này diễn ra nhanh chóng, nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.

Ngoài ra, nếu sở hữu xương hàm tốt, bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định đặt trụ lành thương ngay trong bước này. Nếu không, bạn sẽ đặt trụ lành thương sau vài tháng, tùy thuộc cơ địa của mỗi người.

+ Bước 3: Khi mô nướu đã phát triển quanh trụ lành thương, bác sĩ sẽ lần lượt gắn Abutment và răng sứ lên trụ Implant để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Các bước trồng răng sứ theo hai phương pháp kể trên có sự khác nhau nhất định. Vì vậy, để biết mình phù hợp với phương pháp nào, bạn đừng quên ghé thăm trực tiếp một nha khoa uy tín để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.